Tuesday, October 28, 2014

Sài Gòn Chợ Lớn qua ống kính của Life Magazine

Ngược dòng thời gian quay trở lại Sài Gòn những năm 1950, qua bộ ảnh của Nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life, với những bức ảnh sinh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình. Một Sài Gòn đẹp chân phương và giản dị. Cảm ơn tư liệu quý giá của một người bạn cho Album Sài Gòn......

Ozzie Nguyen


Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tẻ ở Sài Gòn
Đây vốn là một thành phố riêng biệt với Sài Gòn. Từ những đầu thập niên 1930, Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần dần sáp nhập vào nhau do quá trình đô thị hóa. 


Vào thập niên 1940, dân số Chợ Lớn vào khoảng 200.000 người, đông hơn Hà Nội và chỉ sau Sài Gòn.

Năm 1950, thời điểm những bức ảnh này được thực hiện, quá trình dung hợp giữa Sài Gòn và Chợ Lớn gần như đã hoàn tất. Toàn bộ thành phố dùng một tên gọi kép là Sài Gòn - Chợ Lớn.

Vào lúc này, trung tâm Chợ Lớn là một khu buôn bán sầm uất, nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Hoa và các thương nhân Hoa Kiều phát đạt.

Cuộc sống ở khu vực này mang đậm dấu ấn của văn hóa người Hoa.


Bên cạnh đó là những dấu ấn của Pháp về kiến trúc và các chỉ dẫn đường phố. 


An ninh ở Chợ Lớn hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp. 


Nhiều ngôi nhà của người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này treo cờ Tưởng Giới Thạch, một lực lượng ngoại quốc đã đóng quân ở Việt Nam sau năm 1945.

Đến năm 1956, tên gọi kép Sài Gòn - Chợ Lớn bị bãi bỏ. Toàn bộ khu vực Chợ Lớn chính thức thuộc về đô thành Sài Gòn.

Monday, June 30, 2014

Sài Gòn 1968-1969, nét đẹp trong từng khuôn hình


Sài Gòn của những tháng ngày hạnh phúc, đủ đầy tuy chưa từng yên tiếng súng. Sài Gòn đẹp đến mê say, đẹp trong từng góc hình mà tác giả của bộ hình này đã gửi gắm vào. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sài Gòn (bằng cách click vào link hình ảnh dưới đây). Trân trọng cảm ơn cảm xúc của tác giả, cảm ơn những thông tin quý giá....Xin mạn phép tác giả được share những bức hình này tại nơi đây để lưu trữ lại cho thế hệ sau cùng chiêm ngưỡng

Ozzie Nguyen


Monday, May 12, 2014

Một lần đi, nỗi lòng của những người Sài Gòn

Mỗi lần nghe Một lần đi của Nguyệt Ánh tôi đều
cảm thấy xúc động nghẹn ngào, thương cho Sài Gòn số kiếp long đong, thương cho hàng vạn người con Sài Gòn phải bỏ quê hương đi tìm lại hai chữ "tự do", thương cho một nền chính trị ưu việt non trẻ sớm sụp đổ bởi bàn tay của CS. Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt....

Gửi tặng clip này cho bạn bè tôi. Tôi biết dù có muốn quên đi một thời đau thương nhưng họ chưa từng quên, vậy thì hãy cùng ghi nhớ....

Ozzie Nguyen

 



Monday, May 5, 2014

Giáo dục ưu việt dưới thời Việt Nam Cộng Hòa


Sau Hiệp định Geneve, Chính quyền miền  Nam lĩnh hội những thành tựu của nền giáo dục Đông Dương (Pháp), xây dựng nền Quốc gia Giáo dục của Việt Nam. Nó chọn lọc và kế thừa 3 nền giáo dục: Nho học (Cựu học), Tân học (Giáo dục thực dân) và Tây học (Giáo dục Pháp Quốc).




Nền giáo dục Quốc Gia Việt Nam là nền giáo dục đại chúng bao gồm các bậc: Phổ thông (12 năm), Đại học, hậu Đại học. Hệ Giáo dục Phổ thông (12 năm) gồm 3 cấp: Tiểu học, Trung học Đệ nhất cấp, Trung học Đệ nhị cấp với chương trình từng bậc từng lớp và từng môn được Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo cụ thể và ban hành, thống nhất áp dụng toàn quốc. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mở rộng cửa đào tạo và tạo điều kiện cho tất cả những ai muốn đi học, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt hệ thống văn bằng và hình thức đào tạo.
Chương trình học và sách giáo khoa được các nhà giáo dục chuyên nghiệp dày công nghiên cứu soạn thảo công phu nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức và trang bị tri thức cho học sinh. Người học được tiếp cận kiến thức qua lịch sử, tiếp thu văn minh nhân loại, học thuyết triết học khác nhau kể cả chủ nghĩa cộng sản để nâng cao tầm nhìn, mà không gò ép theo riêng một chủ thuyết nào. Ở hệ giáo dục phổ thông có 3 kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp: Tiểu học, Trung học và Tú tài. Hai kỳ thi Tiểu học và Trung học không bắt buộc thi nhưng Nhà nước vẫn tổ chức thi hàng năm cho người cần bằng cấp tiện cho mưu sinh.


Kỳ thi được tổ chức là để khảo sát trình độ và đánh giá kết quả học tập của người học. Đề thi được thực hiện dưới dạng bài tự luận hoặc trắc nghiệm (test); vấn đáp hoặc viết, hoặc phối hợp các loại. Việc học hành và thi cử dưới chế độ VNCH được tổ chức rất quy củ nề nếp, công bằng và bình đẳng với mỗi người học. Kỷ cương nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Học sịnh Trung học Đệ nhị cấp (cấp 3) không còn viết sai chính tả, thi Tú tài phạm lỗi chính tả bị điểm loại. Sinh ngữ dưới nền giáo dục VNCH rất được chú trọng. Học sinh bắt đầu học sinh ngữ từ Đệ thất (lớp 6) của Trung học Đệ nhất cấp (cấp 2). Sinh ngữ thông dụng thời đó là Pháp ngữ, Anh ngữ, Hoa ngữ, Đức ngữ. Văn bằng Tú tài của VN lúc đó được Pháp công nhận tương đương văn bằng Tú tài của Pháp. Với văn bằng này, người Việt Nam có thể được nhận vào bất cứ trường Đại học náo trên Thế giới, kể cả Pháp, Mỹ và có trình độ không thua kém người chính quốc.


Về hệ đại học: Viện Đại học thành lập ở những Trung tâm đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ theo mô hình các nước Châu âu và Mỹ. Viện Đại học hoạt động độc lập và tự chủ, không có sự can thiệp của bên ngoài - kể cả Bộ Quốc gia Giáo dục đương thời. Nhà trường hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo (Hội đồng khoa) và cá nhân phụ trách (Khoa trưởng). Khoa trưởng là người đứng đầu Hội đồng khoa, các phân khoa hợp thành Hội đồng Viện Đại học. Hội đồng Viện Đại học tấn phong Viện trưởng, chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động đào tạo giữa các phân khoa cùng Viện và chỉ đạo phương hướng hoạt động chung của toàn Viện. Bước vào cổng trường Đại học, sinh viên được học tập trong môi trường hoàn toàn khác biệt với cấp Phổ thông. Giảng đường là nơi sinh viên giao lưu, trao đổi với các học giả, nhà khoa học lớn. Qua đó sinh viên được hướng dẫn cách tự học, đọc, nghiên cứu và tự tìm cách nhận thức, tiếp thu và phát triển trí tuệ của bản thân. Sinh viên không bị gò ép, được tự do chọn lựa theo năng khiếu, sở thích và sự quan tâm của mình. Trong trường Đại học, sinh viên được quyền tự do nói lên tiếng nói của mình về mọi vấn đề của đất nước và xã hội, tự do hoạt động trong khuôn khổ nội quy trường.


Có thể nói nền giáo dục dưới chế độ VNCH là một nền giáo dục ưu việt, tiếp thu và lĩnh hội đầy đủ tinh hoa của các nước phát triển, đào tạo cho xã hội những con người có tri thức, có nhân cách và có tầm hiểu biết rộng. Con người trong xã hội lúc đó luôn coi trọng tính nhân bản, cư xử thân ái và chuẩn mực. Cho dù 20 năm binh biến, con người vẫn luôn bao bọc, chở che nhau bằng chính cái tâm chứ không giáo điều, hô khẩu hiệu và áp đặt như hiện tại. Việt Nam đã từng tồn tại một nền giáo dục chuẩn mực như thế: nền giáo dục VNCH

Ozzie Nguyen
(Thông tin tham khảo: Viện Việt Học)

Monday, April 28, 2014

Sài Gòn kỷ niệm - Nhạc sỹ Anh Bằng



Nhớ mãi Sài Gòn yêu thương, và khắc khoải những kỷ niệm. Cảm ơn nhạc sỹ Anh Bằng về những cảm xúc mà nhạc sỹ đã dành cho Sài Gòn để mỗi người con đi xa có những phút lắng mình sau những buồn vui của cuộc sống.

Ozzie Nguyen

Sài Gòn, còn đó nỗi buồn


Đất nước đang chuyển mình theo thời cuộc nhưng tất cả những gì được tô vẽ trong bức tranh đẹp kia chỉ là sự hào nhoáng giả tạo hòng che đậy một xã hội băng hoại về mọi mặt. Cùng sự thay đổi của thể chế chính trị sau năm 1975 con người cũng đã đổi thay quá nhiều, tính cách đạo đức, giao tiếp cộng đồng đang dần mất đi. Tuổi trẻ luôn là tầng lớp nòng cốt trong xã hội phát triển tuy nhiên chính họ lại đang bị lung lay nhất. Họ sống ồn ào, náo nhiệt, chạy theo giá trị vật chất và sống hoàn toàn vô cảm. Điều khiến họ trở thành như vậy chính là do đất nước ngày hôm nay đang mất dần các giá trị dân chủ và công bằng. Nền giáo dục chỉ dạy họ cộng trừ nhân chia chứ không dạy họ phương pháp, dạy ho yêu Tổ quốc yêu đồng bào nhưng không cho họ thấy niềm tin để yêu. Thiếu niềm tin họ sinh ra chán chường và chạy theo lối sống buông thả, ngắn hạn và nửa vời.

Ngẫm nghĩ và nhìn lại tôi đặt bút viết về một khoảng thời gian lịch sử đã qua, nơi đã từng tồn tại một thể chế chính trị hoàn toàn khác hôm nay để hiểu hơn những gì được mât hay cái gọi là Tự do - Dân chủ có thực sự đúng? Ngược dòng lịch sử quay trở về Sài Gòn những năm 60 của thế kỷ trước. Sài Gòn lúc này đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, với những con phố nổi tiếng như Nguyễn Huệ, Tự Do, Lê Lợi. Khách du lịch, giao thương buôn bán đến Sài Gòn tấp nập mỗi ngày. Đời sống kinh tế sung túc ổn định. Tết vẫn luôn là những phút giây thiêng liêng với mai vàng nở rộ từng ngõ xóm, pháo nổ râm ran suốt 3 ngày. Thanh niên thời đó luôn mang trong mình lý tưởng và hoài bão của tuổi trẻ, học hành hăng say, sôi nổi. Nhiểu người con nhà khá giả đã được đi du học. Họ mơ ước xây dựng quê hương giàu mạnh bằng học vấn của mình.

Từ năm 1963 đến năm 1975, cuộc chiến leo thang trầm trọng khi miền Bắc thường xuyên gây áp lực về mặt quân sự. Giấc mơ về một xã hội bình yên phồn thịnh đã không còn mà chỉ là sự hủy diệt. Biến cố Mậu Thân 1968 mãi mãi là biến cố đau thương nhất của dải đất miền Nam Việt Nam. Xác người, xác đồng bào miền nam chất cao như núi. Sau năm 1971, cuộc chiến đã khốc liệt hơn với những mất mát, đổ vỡ và ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam hoàn toàn sụp đổ như một tất yếu dành cho một thể chế chính trị non trẻ. Cả Sài Gòn lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng trên chính quê hương mình. Và họ dáo dác ra đi để tìm lại tự do cho mình, sự tự do ấy đánh đổi bằng cái giá quá đắt: chết trên biển, rồi lang thang nơi xứ người... Vẫn biết sẽ có ngày trở về tìm lại Sài Gòn nhưng ai cũng hiểu Sài Gòn đã thực sự mất kể từ ngày ấy. Mỗi khi 30 tháng 4 trở về họ lại một lần nhớ về Sài Gòn trong nỗi khắc khoải khôn nguôi.


Đường Tự Do

Sài Gòn với khu nhà thờ Đức Bà, với khách sạn Caravelle nổi tiếng ngay trung tâm thành phố Sài Gòn, với tòa nhà Quốc Hội, rạp cine Rex, hiệu kem Givral ở góc đường Tự Do và Lê Lợi. Sài Gòn với những kios bán hoa, bán băng đĩa nhạc với dòng nhạc say nửa hồn người. Sài Gòn oi bức, khói bụi của những chiếc xe Honda. Tôi nhớ con đường Duy Tân với hàng cây dài bóng mát và lũ học trò vẫn hay thơ thẩn dạo chơi làm thờ mỗi chiều tan học về. Những ngôi trường cổ kính vẫn còn đó. Trường Chu Văn An ở khu nhà thờ Ngã Sáu ở Minh Mạng, trường Trưng Vương trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Những kỷ niệm học đường, những buồn vui thi cử, tình yêu học trò mộng mơ cứ theo tôi suốt trong nỗi nhớ Sài Gòn. Brodard và Givral vẫn thi vị như ngày nào.
Những đổi thay hôm nay đã mang tới Sài Gòn một bộ mặt hào nhoáng với những building sang trọng và hiện đại. Nhưng những ai đã sống ở Sài Gòn vào những năm tháng xa xưa sẽ hiểu được cái giá mà Sài Gòn và những con người đang sống phải trả. Đất nước đang chứng kiến sự đổi thay trầm trọng, đạo đức con người xuống mức tệ hại, tình người không còn, cướp giật liên miên. Cộng sản họ không hiểu hay cố tình không hiểu khi mãi giương cao cờ hoa biểu ngữ là Độc lập, là Tự do, là Hạnh phúc. Họ ca ngợi chiến thắng của mình, ru ngủ dân tộc mình đến khi nào? Tôi còn nhớ câu nói của nhà văn Dương Thu Hương sau năm 75 vào tới Sài Gòn: "Man rợ đã chiến thắng văn minh" bởi bà đã nhận ra sự ngu dốt của cộng sản khi phá hủy cả một xã hội tân tiến vượt bậc. Cộng sản cho rằng Mỹ muốn biến miền Bắc về thời kỳ đồ đá nhưng hay thử nhìn miền Nam mà đặc biệt là Sài Gòn trước năm 75 và nhìn đất nước ta sau 30/4/1975 cái gì được cái gì mất đã quá rõ ràng. Đất nước hôm nay đang thật sự ngột ngạt bởi dân oan, bởi tiếng kêu cứu của những người bị áp bực, của tù chính trị và của giới trẻ đang từng ngày muốn thể hiện ý chí của mình. Rồi nhưng thay đổi lớn lao sẽ đến, con người hay những định chế xã hội theo quy luật sẽ đổi thay. Nhưng cần hơn hết lúc này là sự hiểu biết, là suy nghĩ xa và rộng của người dân. Tự ru ngủ mình chỉ khiến mình tự đào thải khỏi sự thay đổi không ngừng của thế giới.


Tôi ước mơ trở lại Sài Gòn xưa, với những con đường ngợp lá me bay trong cơn gió mát rượi đổ về từ sông Sài Gòn, dòng sông đã chứng kiến hết  thảy những thăng trầm của lịch sử. Hãy níu lại những gì đẹp đẽ đã đi qua để làm động lực một ngày mang Sài Gòn trở lại...

Ozzie Nguyen




Friday, January 10, 2014

Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) - chế độ dân chủ, tự do


Chế độ Việt Nam Cộng Hòa hình thành từ năm 1954 đến năm 1975 với đầy đủ tính ưu việt của một quốc gia dân chủ tự do thực sự theo tiêu chuẩn sống của các nước Phương Tây. Tuy 20 năm luôn ở trong tình trạng chiến tranh nhưng miền Nam Việt Nam vẫn duy trì được tinh thần tự do, dân chủ. Người dân luôn được hưởng và đảm bảo các quyền tự do căn bản của họ.



1. Về các quyền tự do căn bản: Họ được đi bầu cử tự do, được quyền lựa chọn những nhà lãnh đạo phù hợp với ước muốn và nguyện vọng của họ. Báo chí được quyền tự do chỉ trích sai trái của chính phủ, mọi sinh hoạt và hoạt động báo chí luôn được diễn ra công khai, tự do và bình đẳng. Tại Sài Gòn lúc đó có hàng trăm tờ báo lớn nhỏ do tư nhân làm chủ hoàn toàn không bị Chính phủ áp đặt. Chính vì vậy người dân được nói những gì mình muốn nói, được quyền tự do tư tưởng, được đọc và được viết những điều mình muốn. Giới văn nghệ sỹ như nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ được tự do sáng tác theo cảm hứng không bị gò ép trong khuôn khổ để buộc phải cổ súy cho một đối tượng hay một tổ chức nào. Văn học miền Nam lúc bấy giờ tách hẳn khỏi miền Bắc từ lối sáng tác cho đến tư tưởng nên hình thành một phong cách viết hoàn toàn riêng biệt: trong sáng và vô tư, mềm mại và lãng mạn khác với tính hô hào cổ động của văn học miền Bắc. Tuy nhiên sau năm 75 kho tàng văn hóa quý giá này đã bị bàn tay chế độ phá hủy không thương tiếc.







Miền nam trù phú là mảnh đất hứa cho mọi người dân. Họ được đi đâu tùy thích, định cư ở bất cứ đâu họ muốn, không có chế độ ép buộc hộ khẩu. Chính phủ VNCH luôn tôn trọng tín ngưỡng của mọi người dân, luôn bảo hộ cho các tổ chức hoạt động tín ngưỡng, không xen vào các hoạt động tôn giáo và ép buộc tôn giáo phải theo chính phủ.




2. Về kinh tế: chính phủ cho phép người dân được tự do bỏ vốn kinh doanh, mở cửa hàng, công ty, xí nghiệp. Bộ mặt miền Nam dưới thời VNCH thực sự phồn thịnh và ấm no. Nhờ giao thương rộng rãi với các nước phát triển, kinh tế miền Nam luôn khởi sắc, giao thông thuận tiện, nhà cao tầng tại Đô thành Sài Gòn và các thành phố lớn mọc lên như nấm. Những năm 70 chính phủ xóa bỏ chế độ bất công về ruộng đất từ thời Pháp thuộc, mua lại đất của điền chủ, địa chủ chia cho nông dân.







3. Về giáo dục: mảnh đất miền Nam thực sự là mảnh đất kiểu mẫu về chế độ giáo dục toàn diện, sắc sảo và đầy đủ. Việc thi cử rất khó khăn nên hệ thống văn bằng rất có giá trị và phản ánh đúng thực chất. Thập niên 70 chính phủ VNCH đã đưa nhiểu sinh viên đi du học tại ngoại quốc, nhiều nhất là Mỹ và Pháp. Bậc tiểu học không phân biệt giàu nghèo, giai cấp đều được miễn học phí. Bậc Trung học, thi cử diễn ra công bằng. Bậc Đại học ở Sài Gòn đều được miễn học phí, sinh viên chỉ phải đóng tiền ghi danh và tiền thi cuối năm.



Thư viện A.Lincoln





4. Về Y tế: tuy vẫn còn những bất công về việc chăm sóc sức khỏe giữa người giàu và người nghèo nhưng cũng có rất nhiều bệnh viện công được xây dựng dành cho người nghèo nên nhìn chung là đầy đủ. Bác sỹ, y tá đều có tay nghề chuyên môn, kiến thức y khoa được đào tạo tại các trường Đại học Y khoa, và đặc biệt là đầy đủ y đức.


5. Về luật pháp: dưới chế độ VNCH, công lý đã mang đến cho người dân một cuộc sống dễ thở không có cường quyền hay áp bức, không có án oan, không có chạy án. Các cơ quan an ninh như cảnh sát chỉ được quyền bắt giam nghi phạm trong vòng 24h, nếu không có bằng chứng phải trả tự do.

6. Về đạo đức xã hội: bất cứ xã hội nào cũng tồn tại tính hai mặt, có phát triển là phải có đào thải. Xã hội VNCH cũng không ngoại trừ, cũng tồn tại những phương diện thoái hóa như mại dâm, ma túy, trộm cướp...nhưng đạo đức vẫn chưa bị mất đi và vẫn còn lành mạnh. Có bất công xã hội, có phe đảng nhưng con người được hưởng công bằng, tình người vẫn còn tồn tại rõ ràng trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.

Ozzie Nguyen

(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)

Thursday, January 9, 2014

Miền nam Việt Nam 1946-1954

Tòa Đô chánh 1955
Nhiều năm qua người Việt sống ở trong và ngoài nước vẫn luôn quan tâm tới vận mệnh nước nhà và luôn đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam  vẫn còn là một trong 10 nước nghèo nhất thế giới. Miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã từng rất phát triển, trù phú và ôn hòa đặc biệt là Thủ đô Sài Gòn đã từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông vượt xa Thái Lan, Hong Kong lúc bấy giờ. Sau năm 1975, miền Nam Việt Nam đã thay đổi quá nhiều dưới bàn tay của chế độ Cộng sản độc tài, toàn trị. Để thấy được sự khác biệt này, người viết xin được tổng hợp một cách ngắn gọn và khách quan về miền Nam Việt Nam một thời để thế hệ sau có thể thấy được một ngày hôm qua đã thay đổi thế nào và cần làm gì cho ngày hôm nay.

1. Địa lý


Căn cứ Hiệp ước 1874, miền Nam Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Về mặt hành chính, Nam Kỳ có Đô thành là Sài Gòn Chợ Lớn và 21 tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Chợ Lớn, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Từ năm 1954 -  1964 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, đơn vị hành chính mở rộng thêm một số tỉnh như Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Bình Long, Phước Long, Phước Thành ở miền Đông, Kiến Tường, Kiến Phong ở miền Tây. Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Cộng sản đã cố tình xóa bỏ 2 địa danh quan trọng nhất miền Nam là Thủ đô Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Định bị xóa tên trên bản đồ miền Nam Việt Nam. Sài Gòn, một thành phố hoa lệ được xây dựng theo kiểu Châu âu ở Viễn Đông nay không còn, hầu hết các con đường đã bị đổi tên. Cư dân Sài Gòn gốc miền Nam đã bị nhà cầm quyền đuổi đi các vùng "kinh tế mới" hoặc bị cướp hết tài sản. Nhiều người đã trở thành vô gia cư. Toàn bộ miền Nam quay cuồng trong cơn bão "giải phóng" để rồi phải bỏ xứ mà đi.

2. Kinh tế

Miền Nam Việt Nam là một mảnh đất trù phú, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống cả nước và xuất đi hàng triệu tấn mỗi năm.

Dưới thời VNCH, người dân miền Nam đã có một cuộc sống thật thoải mái, sung túc. Cuộc sống đủ đầy khiến con người luôn hào phóng và chân thành. Từ những năm 1920, con em trong các gia đình khá giả đã được cử sang Pháp du học. Trước năm 1975, dù giàu hay nghèo người miền Nam không bao giờ bị đói rét, và cũng phải ăn cơm độn khoai, bắp như người miền Bắc. Quyền tư hữu ruộng đất đã được luật pháp công nhận và được nhà cầm quyền tôn trọng. Thập niên 1960 chính sách người cày có ruộng của Chính phủ VNCH đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Sau khi thu hoạch mùa màng nông dân được tự do bán sản phẩm và sức lao động của họ. Sở hữu ruộng đất chỉ phải đóng một mức thuế suất rất nhỏ. Không có gia đình nào nghèo đói đến mức phải bán con gái đi làm vợ thiên hạ hay làm những công việc bán rẻ nhân phẩm.

3 Chính trị

* 1874 - 1945: Trong bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương những người lãnh đạo chủ chốt đều có trình độ học vấn cao, tinh thần trọng pháp và liêm chính. Mặc dù thuộc dân Pháp nhưng người dân Nam Kỳ đã được hưởng đầy đủ quyền tự do căn bản của con người do bản Tuyên ngôn 1789 đã nêu: an toàn cá nhân, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tôn giáo và tín ngưỡng, tự do giáo dục, tự do cư trú di chuyển và xuất ngoại.

* 1945 - 1954: Trong những năm này Chính trị xảy ra nhiều biến cố, nhiều nhà hoạt động chính trị và trí thức bị thủ tiêu, gia tăng các hoạt động khủng bố, ám sát, giết người tại các nơi công cộng, các cuộc biểu tình, bãi khóa, đình công, bãi thị xuất hiện gây bất ổn chính trị, xáo trộn xã hội miền Nam. Dân chúng miền Nam sống dưới quyền kiểm soát của chính quyền Quốc Gia đã có một cuộc sống tự do thoải mái. Dưới quyền lãnh đạo của một thủ hiến do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Nam phần đã có một nền hành chính lành mạnh, một nên tư pháp chuyên nghiệp và độc lập, luật pháp tương đối hoàn chỉnh và một hệ thống Quân đội Quốc Gia. Các công chức cao cấp đều có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cao, hầu hết đều tốt nghiệp các trường Đại học trong và ngoài nước. Dưới chế độ này, người dân đều được bảo đảm đầy đủ quyền con người của một quốc gia độc lập như:
- Quyền an toàn cá nhân
- Tự do sở hữu ruộng đất, nhà cửa, tài sản
- Tự do kinh doanh
- Tự do báo chí
- Tự do tư tưởng và ngôn luận
- Tự do tôn giáo và tín ngưỡng
- Tự do lập Đảng và Hội
- Tự do khiếu nại và khiếu tố

Ozzie Nguyen
(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)