Friday, January 10, 2014

Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) - chế độ dân chủ, tự do


Chế độ Việt Nam Cộng Hòa hình thành từ năm 1954 đến năm 1975 với đầy đủ tính ưu việt của một quốc gia dân chủ tự do thực sự theo tiêu chuẩn sống của các nước Phương Tây. Tuy 20 năm luôn ở trong tình trạng chiến tranh nhưng miền Nam Việt Nam vẫn duy trì được tinh thần tự do, dân chủ. Người dân luôn được hưởng và đảm bảo các quyền tự do căn bản của họ.



1. Về các quyền tự do căn bản: Họ được đi bầu cử tự do, được quyền lựa chọn những nhà lãnh đạo phù hợp với ước muốn và nguyện vọng của họ. Báo chí được quyền tự do chỉ trích sai trái của chính phủ, mọi sinh hoạt và hoạt động báo chí luôn được diễn ra công khai, tự do và bình đẳng. Tại Sài Gòn lúc đó có hàng trăm tờ báo lớn nhỏ do tư nhân làm chủ hoàn toàn không bị Chính phủ áp đặt. Chính vì vậy người dân được nói những gì mình muốn nói, được quyền tự do tư tưởng, được đọc và được viết những điều mình muốn. Giới văn nghệ sỹ như nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ được tự do sáng tác theo cảm hứng không bị gò ép trong khuôn khổ để buộc phải cổ súy cho một đối tượng hay một tổ chức nào. Văn học miền Nam lúc bấy giờ tách hẳn khỏi miền Bắc từ lối sáng tác cho đến tư tưởng nên hình thành một phong cách viết hoàn toàn riêng biệt: trong sáng và vô tư, mềm mại và lãng mạn khác với tính hô hào cổ động của văn học miền Bắc. Tuy nhiên sau năm 75 kho tàng văn hóa quý giá này đã bị bàn tay chế độ phá hủy không thương tiếc.







Miền nam trù phú là mảnh đất hứa cho mọi người dân. Họ được đi đâu tùy thích, định cư ở bất cứ đâu họ muốn, không có chế độ ép buộc hộ khẩu. Chính phủ VNCH luôn tôn trọng tín ngưỡng của mọi người dân, luôn bảo hộ cho các tổ chức hoạt động tín ngưỡng, không xen vào các hoạt động tôn giáo và ép buộc tôn giáo phải theo chính phủ.




2. Về kinh tế: chính phủ cho phép người dân được tự do bỏ vốn kinh doanh, mở cửa hàng, công ty, xí nghiệp. Bộ mặt miền Nam dưới thời VNCH thực sự phồn thịnh và ấm no. Nhờ giao thương rộng rãi với các nước phát triển, kinh tế miền Nam luôn khởi sắc, giao thông thuận tiện, nhà cao tầng tại Đô thành Sài Gòn và các thành phố lớn mọc lên như nấm. Những năm 70 chính phủ xóa bỏ chế độ bất công về ruộng đất từ thời Pháp thuộc, mua lại đất của điền chủ, địa chủ chia cho nông dân.







3. Về giáo dục: mảnh đất miền Nam thực sự là mảnh đất kiểu mẫu về chế độ giáo dục toàn diện, sắc sảo và đầy đủ. Việc thi cử rất khó khăn nên hệ thống văn bằng rất có giá trị và phản ánh đúng thực chất. Thập niên 70 chính phủ VNCH đã đưa nhiểu sinh viên đi du học tại ngoại quốc, nhiều nhất là Mỹ và Pháp. Bậc tiểu học không phân biệt giàu nghèo, giai cấp đều được miễn học phí. Bậc Trung học, thi cử diễn ra công bằng. Bậc Đại học ở Sài Gòn đều được miễn học phí, sinh viên chỉ phải đóng tiền ghi danh và tiền thi cuối năm.



Thư viện A.Lincoln





4. Về Y tế: tuy vẫn còn những bất công về việc chăm sóc sức khỏe giữa người giàu và người nghèo nhưng cũng có rất nhiều bệnh viện công được xây dựng dành cho người nghèo nên nhìn chung là đầy đủ. Bác sỹ, y tá đều có tay nghề chuyên môn, kiến thức y khoa được đào tạo tại các trường Đại học Y khoa, và đặc biệt là đầy đủ y đức.


5. Về luật pháp: dưới chế độ VNCH, công lý đã mang đến cho người dân một cuộc sống dễ thở không có cường quyền hay áp bức, không có án oan, không có chạy án. Các cơ quan an ninh như cảnh sát chỉ được quyền bắt giam nghi phạm trong vòng 24h, nếu không có bằng chứng phải trả tự do.

6. Về đạo đức xã hội: bất cứ xã hội nào cũng tồn tại tính hai mặt, có phát triển là phải có đào thải. Xã hội VNCH cũng không ngoại trừ, cũng tồn tại những phương diện thoái hóa như mại dâm, ma túy, trộm cướp...nhưng đạo đức vẫn chưa bị mất đi và vẫn còn lành mạnh. Có bất công xã hội, có phe đảng nhưng con người được hưởng công bằng, tình người vẫn còn tồn tại rõ ràng trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.

Ozzie Nguyen

(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)

2 comments:

  1. Tôi nhớ một Sài Gòn tự do, đẹp đến diệu kỳ

    ReplyDelete
  2. Mãi mãi Hoài niệm về Sài Gòn - Sài Gòn của tôi.

    ReplyDelete