Thursday, January 9, 2014

Miền nam Việt Nam 1946-1954

Tòa Đô chánh 1955
Nhiều năm qua người Việt sống ở trong và ngoài nước vẫn luôn quan tâm tới vận mệnh nước nhà và luôn đặt ra câu hỏi tại sao Việt Nam  vẫn còn là một trong 10 nước nghèo nhất thế giới. Miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã từng rất phát triển, trù phú và ôn hòa đặc biệt là Thủ đô Sài Gòn đã từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông vượt xa Thái Lan, Hong Kong lúc bấy giờ. Sau năm 1975, miền Nam Việt Nam đã thay đổi quá nhiều dưới bàn tay của chế độ Cộng sản độc tài, toàn trị. Để thấy được sự khác biệt này, người viết xin được tổng hợp một cách ngắn gọn và khách quan về miền Nam Việt Nam một thời để thế hệ sau có thể thấy được một ngày hôm qua đã thay đổi thế nào và cần làm gì cho ngày hôm nay.

1. Địa lý


Căn cứ Hiệp ước 1874, miền Nam Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Về mặt hành chính, Nam Kỳ có Đô thành là Sài Gòn Chợ Lớn và 21 tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Chợ Lớn, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Từ năm 1954 -  1964 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, đơn vị hành chính mở rộng thêm một số tỉnh như Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Bình Long, Phước Long, Phước Thành ở miền Đông, Kiến Tường, Kiến Phong ở miền Tây. Sau 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Cộng sản đã cố tình xóa bỏ 2 địa danh quan trọng nhất miền Nam là Thủ đô Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Định bị xóa tên trên bản đồ miền Nam Việt Nam. Sài Gòn, một thành phố hoa lệ được xây dựng theo kiểu Châu âu ở Viễn Đông nay không còn, hầu hết các con đường đã bị đổi tên. Cư dân Sài Gòn gốc miền Nam đã bị nhà cầm quyền đuổi đi các vùng "kinh tế mới" hoặc bị cướp hết tài sản. Nhiều người đã trở thành vô gia cư. Toàn bộ miền Nam quay cuồng trong cơn bão "giải phóng" để rồi phải bỏ xứ mà đi.

2. Kinh tế

Miền Nam Việt Nam là một mảnh đất trù phú, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống cả nước và xuất đi hàng triệu tấn mỗi năm.

Dưới thời VNCH, người dân miền Nam đã có một cuộc sống thật thoải mái, sung túc. Cuộc sống đủ đầy khiến con người luôn hào phóng và chân thành. Từ những năm 1920, con em trong các gia đình khá giả đã được cử sang Pháp du học. Trước năm 1975, dù giàu hay nghèo người miền Nam không bao giờ bị đói rét, và cũng phải ăn cơm độn khoai, bắp như người miền Bắc. Quyền tư hữu ruộng đất đã được luật pháp công nhận và được nhà cầm quyền tôn trọng. Thập niên 1960 chính sách người cày có ruộng của Chính phủ VNCH đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Sau khi thu hoạch mùa màng nông dân được tự do bán sản phẩm và sức lao động của họ. Sở hữu ruộng đất chỉ phải đóng một mức thuế suất rất nhỏ. Không có gia đình nào nghèo đói đến mức phải bán con gái đi làm vợ thiên hạ hay làm những công việc bán rẻ nhân phẩm.

3 Chính trị

* 1874 - 1945: Trong bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương những người lãnh đạo chủ chốt đều có trình độ học vấn cao, tinh thần trọng pháp và liêm chính. Mặc dù thuộc dân Pháp nhưng người dân Nam Kỳ đã được hưởng đầy đủ quyền tự do căn bản của con người do bản Tuyên ngôn 1789 đã nêu: an toàn cá nhân, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tôn giáo và tín ngưỡng, tự do giáo dục, tự do cư trú di chuyển và xuất ngoại.

* 1945 - 1954: Trong những năm này Chính trị xảy ra nhiều biến cố, nhiều nhà hoạt động chính trị và trí thức bị thủ tiêu, gia tăng các hoạt động khủng bố, ám sát, giết người tại các nơi công cộng, các cuộc biểu tình, bãi khóa, đình công, bãi thị xuất hiện gây bất ổn chính trị, xáo trộn xã hội miền Nam. Dân chúng miền Nam sống dưới quyền kiểm soát của chính quyền Quốc Gia đã có một cuộc sống tự do thoải mái. Dưới quyền lãnh đạo của một thủ hiến do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Nam phần đã có một nền hành chính lành mạnh, một nên tư pháp chuyên nghiệp và độc lập, luật pháp tương đối hoàn chỉnh và một hệ thống Quân đội Quốc Gia. Các công chức cao cấp đều có nhiều kinh nghiệm và kiến thức cao, hầu hết đều tốt nghiệp các trường Đại học trong và ngoài nước. Dưới chế độ này, người dân đều được bảo đảm đầy đủ quyền con người của một quốc gia độc lập như:
- Quyền an toàn cá nhân
- Tự do sở hữu ruộng đất, nhà cửa, tài sản
- Tự do kinh doanh
- Tự do báo chí
- Tự do tư tưởng và ngôn luận
- Tự do tôn giáo và tín ngưỡng
- Tự do lập Đảng và Hội
- Tự do khiếu nại và khiếu tố

Ozzie Nguyen
(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)

No comments:

Post a Comment